Giấy phép lái xe hay thường được gọi là bằng lái xe, theo quy định được phân ra thành những hạng khác nhau. Dưới đây là danh sách các loại bằng lái xe và thời hạn sử dụng.
Theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT có các loại bằng lái xe và thời hạn sử dụng như sau:
Các hạng bằng lái xe máy
1. Hạng A1: Hạng bằng lái xe cơ bản thấp nhất trong các bằng lái xe, dùng cho người lái xe để điều khiển xe môtô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3 và người khuyết tật điều khiển xe môtô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
2. Hạng A2: người lái xe để điều khiển xe môtô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
3. Hạng A3: người lái xe để điều khiển xe môtô ba bánh, bao gồm cả xe lam ba bánh, xích lô máy và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
4. Hạng A4: người lái xe để điều khiển các loại máy kéo có trọng tải đến 1.000kg.
Với các loại xe máy có dung tích xy-lanh dưới 50cc, người điều khiển xe chỉ cần đáp ứng yêu cầu về độ tuổi lái xe mà không phải có giấy phép lái xe khi lưu thông trên đường.
Các hạng bằng lái xe ô tô
1. Hạng B1: cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; ôtô tải, kể cả ôtô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg;
b) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg.
Tuy nhiên hiện tại bằng lái xe b1 có một số bất cập không được hành nghề lái xe. Nên đa phần những người học lái xe thường không chọn hình thức này. Mà thay bằng học lái xe ô tô loại bằng cao hơn đó là bằng lái xe B2.
2. Hạng B2 là bằng lái xe dàng cho ô tô phổ thông và cơ bản nhất cho bất kỳ người học lái xe mới nào. Bằng này cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
– Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg;
– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
3. Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ôtô tải, kể cả ôtô tải chuyên dùng, ôtô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500kg trở lên;
b) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500kg trở lên;
c) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.
Bằng lái xe ô tô hạng c là một trong 3 bằng có thể học trực tiếp và thi lấy bằng lái. Với hạng bằng này cũng có kỳ hạn theo quy định. Thời hạn của bằng lái xe hạng c là 3 năm. Thông tin chi tiết về khóa học lái xe hạng c bạn có thể xem tại đây
4. Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: Ôtô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.
5. Hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: Ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.
Thời hạn sử dụng bằng lái xe
– Hạng A1 (vô thời hạn): Xe có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
– Hạng A2 (vô thời hạn): Xe mô tô dung tích trên 175 cm3 và loại xe ở hạng A1;
– Hạng B1 (tới tuổi nghỉ hưu): Điều khiển xe ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500;– Hạng B2 (10 năm): Điều khiển các loại xe như hạng B1. Được tham gia vận tải kinh doanh;
– Hạng C (5 năm): lái xe ôtô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định ở hạng B2;
– Hạng D (5 năm): lái xe ôtô chở khách từ 10-32 chỗ và các loại xe quy định ở hạng C.
– Hạng E (5 năm): chở người trên 30 chỗ ngồi; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.